Mỗi môn học, mỗi một lĩnh vực đều có một sứ mệnh riêng của nó. Đi sâu vào đời sống tình cảm của con người, làm thế giới tình cảm phong phú hơn, sâu sắc hơn, nhạy cảm hơn cho tâm hồn, cho trái tim của mỗi con người rung lên là sứ mệnh của văn chương.
Văn chương khơi nguồn cảm xúc, khơi nguồn cho những tình cảm cao đẹp tiềm ẩn trong tâm hồn con người, làm phong phú thêm về đời sống tinh thần sau những giờ học tập, làm việc căng thẳng.
Trong xã hội ngày nay, việc học Văn càng có ý nghĩa quan trọng hơn. Nhất là trong trường học, nó giúp con người nhận thức được cái hay, cái đẹp chuẩn mực trong cuộc sống. Vì văn học là những tinh hoa văn hoá nhân loại, lưu truyền những cái tốt đẹp của con người qua các thời đại. Văn chương chân chính dù ở bất kì thời đại nào cũng đều đề cao tình yêu thương, lòng nhân ái, sự công bằng. Giúp chúng ta nhận thấy thế giới này sẽ đẹp hơn nhiều từ những điều giản dị nhất, có bản lĩnh, có suy nghĩ, ứng xử, lối sống đúng đắn, lành mạnh. Không những thế văn chương còn làm cho thế giới ngôn ngữ của mỗi con người thêm phong phú hơn, trong sáng hơn. Nó trau dồi lời ăn, tiếng nói của mỗi con người trong cuộc sống hằng ngày.
Với vai trò to lớn của văn chương, ngay từ khi bước chân vào nhà trường chúng ta đã được làm quen với môn học này. Hơn thế, cho đến ngày nay đây vẫn là môn học được lựa chọn để thi cử, đánh giá mỗi con người. Vì vậy, thư viện trường THPT Nguyễn Thái Học xin giới thiệu đến bạn đọc thư mục sách tham khảo văn học để giúp bạn đọc có thêm kiến thức và am hiểu về môn văn học.
1. HOÀI ANH Chân dung văn học/ Hoài Anh.- H.: Giáo dục, 2001.- 1494tr: ảnh chân dung; 21cm. Tóm tắt: Mấy nét về cuộc đời, sự nghiệp văn học, khuynh hướng sáng tác và nhiều đóng góp cho nền văn học Việt Nam của một số tác giả tiêu biểu trên văn đàn như: Nam cao, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyên Hồng, Nguyễn Bính... Những hồi tưởng và những kỷ niệm về các nhà văn , nhà thơ đã chung sống, sáng tác văn học cùng thời với Tô Hoài. Chỉ số phân loại: 895.92201 CH121DV 2001 Số ĐKCB: TK.00233, TK.00234, TK.05373, |
2. ĐINH GIA KHÁNH Điển cố văn học/ Đinh Gia Khánh (ch.b), Nguyễn Thạch Giang, Kiều Thu Hoạch...- H.: Văn học, 2001.- 603tr; 19cm. Thư mục: tr. 8 Tóm tắt: Giải thích những điển cố Hán học trong văn học viết bằng chữ Nôm, thông dụng đối với việc xây dựng hình tượng trong văn học cổ. Những sự tích như: (Gối Hàm Đan, Cây Hân Bằng), nhân vật như (Tây thi, Ban Siêu), thành ngữ như (Chuột xã, cáo thành, sửa dép vườn dưa), v.v... ngoài ra cũng lại có một số từ ngữ Hán học cần giải thích như: Kinh quyền, ba than, ngũ giới, hoa đàm v.v.... Chỉ số phân loại: 895.92209 Đ305CV 2001 Số ĐKCB: TK.00601, TK.00602, |
3. NGUYỄN XUÂN KÍNH Kho tàng ca dao người Việt: Tra cứu: bốn tập. T.1/ Chủ biên: Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật.- Hà Nội: Văn hóa Thông tin, 2001.- 1590tr.; 21cm. Đầu trang tên sách:Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia.Viện nghiên cứu văn hóa dân gian Chỉ số phân loại: 398.209597 KH400TC 2001 Số ĐKCB: TK.00131, |
4. Những chân trời văn chương: Bình luận và tham khảo về văn học nước ngoài trong trường phổ thông.- Hà Nội: Hội nhà văn Việt Nam, 1999.- 236tr.; 19cm. ĐTTS ghi: Văn học nước ngoài và nhà trường Tóm tắt: 20 bài viết trên tạp chí văn học nước ngoài có tính bình luận, luôn cung cấp thêm tư liệu của những tác phẩm và tác giả được trích giảng trong môn văn học nước ngoài ở trường phổ thông. Tài liệu cho giáo viên.. Chỉ số phân loại: 807 NH556CT 1999 Số ĐKCB: TK.00595, |
5. LẠI NGUYÊN ÂN Từ điển văn học Việt Nam: Từ nguồn gốc đến hết thế kỷ XIX/ Lại Nguyên Ân, Bùi Văn Trọng Cường b.s.- Tái bản lần thứ 2.- H.: Giáo dục, 1999.- 799tr; 21cm. Thư mục trang 7 . - Bảng tra Tóm tắt: Những thông tin vế các dữ kiện chủ yếu của nền văn học Việt Nam trước thế kỷ 19: tác gia, tác phẩm, thể loại... cùng một loạt các hiện tượng đáng chú ý khác của tiến trình văn học được xếp theo chữ cái của mục từ. Chỉ số phân loại: XXX T550ĐV 1999 Số ĐKCB: TK.00171, |
6. Từ điển văn học: Bộ mới/ B.s.: Đỗ Đức Hiểu (ch.b.), Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu...- H.: Thế giới, 2004.- 2181tr.: ảnh; 27cm. Tóm tắt: Giới thiệu về các nhà thơ, nhà văn, nhà nghiên cứu lý luận phê bình... cùng các thể loại thơ, văn xuôi tự sự, trào lưu văn học,.. trên thế giới và trong gần10 thế kỷ của nền văn học viết Việt Nam được sắp xếp theo vần chữ cái từ A đến Z cùng với hệ thống các bảng tra cứu tác giả theo chữ Việt, Nga, La tinh, Trung Quốc; bảng tra cứu tác phẩm, thuật ngữ.... Chỉ số phân loại: 803 T550ĐV 2004 Số ĐKCB: TK.00213, |
7. Từ điển tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam: Dùng trong nhà trường/ B.s.: Nguyễn Đăng Mạnh, Bùi Duy Tân, Nguyễn Như Ý (ch.b.)....- H.: Đại học Sư phạm, 2004.- 851tr.: ảnh; 24cm. Bảng tra: tr. 840 - 851 Tóm tắt: Giới thiệu trên 400 tác giả với nhiều tác phẩm lớn nhỏ của nền văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến cuối thế kỷ XX. Chỉ số phân loại: 803 T550ĐT 2004 Số ĐKCB: TK.00207, TK.00208, |
8. Phê bình bình luận văn học: Tuyển chọn và trích dẫn những bài phê bình, bình luận văn học của các nhà văn và các nhà nghiên cứu Việt Nam/ Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ, Hồng Chương,... ; Vũ Tiến Quỳnh b.s..- Tp. Hồ Chí Minh: Văn nghệ thành phố, 1998.- 325tr.; 19cm.- (Tủ sách văn học trong nhà trường) Tóm tắt: Những bài phê bình, bình luận của một số tác giả về thơ, về sáng tác nôm, quan điẻm văn học và khuynh hướng sáng tác của Lê Quý Đôn, Nguyễn Dữ, Mạc Thiên Tích, Phạm Nguyễn Du, Ngô Thì Sĩ. Chỉ số phân loại: 895.922090034 PH250BB 1998 Số ĐKCB: TK.00666, |
9. ĐINH GIA KHÁNH Văn học dân gian Việt Nam/ Đinh Gia Khánh (ch.b), Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn.- Tái bản lần 3.- H.: Giáo dục, 1998.- 840tr; 24cm. Tóm tắt: Văn học dân gian dân tộc Việt Nam (Kinh). Sơ lược lịch sử văn học dân gian Việt Nam. Văn học dân gian các dân tộc ít người (ở Việt Nam). Chỉ số phân loại: XXX V115HD 1998 Số ĐKCB: TK.00115, TK.00116, |
10. PHONG LÊ Văn học Việt Nam hiện đại: Những chân dung tiêu biểu/ Phong Lê.- H.: Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001.- 542tr : chân dung; 21cm. Tóm tắt: Những nghiên cứu, đánh giá về một số gương mặt tiêu biểu của nền văn chương học thuật Việt Nam đương đại. Nội dung gồm 4 phần. Phần 1: Chân dung văn học Hồ Chí Minh; Phần 2: Trình bày 6 tác giả chuyên nghiên cứu, lí luận, phê bình văn học; Phần 3: Giới thiệu 9 tác giả văn xuôi; Phần 4: Tác phẩm, tác giả Nam Cao, một tác gia hiện thực xuất sắc. Chỉ số phân loại: 895.92209 V115HV 2001 Số ĐKCB: TK.00287, TK.00310, TK.00311, |
11. HÀ MINH ĐỨC Văn học Việt Nam hiện đại: Bình giảng và phân tích tác phẩm/ Hà Minh Đức.- H: Thanh niên, 1998.- 259tr; 21cm. Tóm tắt: Tuyển chọn một số bài đã in trong các tập sách tác phẩm văn học 1930-1945, văn học cách mạng 1930-1945 và phần chủ yếu được viết trong những năm gần đây. Chỉ số phân loại: XXX V115HV 1998 Số ĐKCB: TK.00293, TK.00294, TK.00295, |
12. HÀ MINH ĐỨC Văn học Việt Nam hiện đại: Bình giảng và phân tích tác phẩm/ Hà Minh Đức.- H: Thanh niên, 1998.- 259tr; 21cm. Tóm tắt: Tuyển chọn một số bài đã in trong các tập sách tác phẩm văn học 1930-1945, văn học cách mạng 1930-1945 và phần chủ yếu được viết trong những năm gần đây. Chỉ số phân loại: XXX V115HV 1998 Số ĐKCB: TK.00293, TK.00294, TK.00295, |
Trong quá trình biên soạn thư mục còn có nhiều thiếu sót, mong bạn đọc có những ý kiến hay góp ý để thư mục đươc hoàn thiện hơn và đến với bạn đọc một cách chi tiết cho từng chuyên mục sách.
Xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô và các em học sinh!